Có thể họ đang sống cuộc sống mà hàng tỉ người mơ ước, ở trong những căn hộ xa hoa, lái những chiếc siêu xe đắt tiền, với tài khoản ngân hàng rất, rất nhiều con số. Nhưng trước khi có được cuộc sống như vậy, phần lớn các cầu thủ đều phải vượt qua rất nhiều khó khăn. Một số người còn phải đối mặt với những nghịch cảnh có thể nhấn chìm bất kỳ ai.
MARADONA: TUỔI THƠ CHÌM TRONG… C*T
Tuổi thơ của Diego Maradona gắn liền với cảnh nghèo khó. Ông sinh ra trong một gia đình có bảy anh chị em ở Villa Fiorito, một khu vực nổi tiếng bạo lực ở Buenos Aires, tới mức cảnh sát chỉ dám đi tuần qua bằng xe chứ không dám lập chốt cố định ở đó. Cả gia đình Maradona chen chúc nhau trong một ngôi nhà nhỏ do bố ông tự xây lên bằng gạch và các tấm kim loại.
Một ngày, khi Maradona còn bé tí, không biết làm thế nào mà ông lại rơi tõm xuống một bể chứa chất thải của cả khu. Ở phía trên, bác của ông gào lên: “Diego, cố giữ cho đầu đừng ngập trong c*t!”. Sau này, Maradona cho xăm câu nói này của người bác lên người, xem đó là phương châm sống của đời mình.
ZLATAN IBRAHIMOVIC: MỘT TÊN TRỘM VẶT
Trước khi có được vị thế siêu sao như ngày nay, Zlatan Ibrahimovic đã phải trải qua một thời niên thiếu đầy gian khó. Bố mẹ anh chia tay khi anh mới được hai tuổi. Trong khi mẹ anh phải làm đủ công việc để kiếm sống, bố anh lại mắc chứng ng.h.i.ệ.n r.ư.ợ.u, bởi vậy chẳng ai quan tâm tới Ibra.
Trong tự truyện của mình, Ibra kể rằng hồi nhỏ anh và bạn bè cứ thiếu gì là sẽ đi… ăn trộm. “Khi chúng tôi cần gì đó, chúng tôi sẽ tới cửa hàng và ăn trộm nó,” Ibra kể lại, “tôi đặc biệt có duyên với xe đạp”. Tuy nhiên, “cái duyên” với xe đạp cuối cùng lại khiến Ibra gặp hạn. Số là chiếc xe mà anh chôm được và dùng nó để đạp tới sân tập hóa ra lại là xe của… HLV. Rất may cho Ibra là vị HLV đó khi biết chuyện chỉ cười chứ không tống cổ anh khỏi đội.
CARLOS BACCA: TUỔI 23 VẪN LÀ NGƯ DÂN
Tiền đạo người Colombia là mẫu cầu thủ phát triển muộn. Thường thì tới năm 20 tuổi, những cầu thủ nào đủ khả năng sẽ biết chắc mình có thể theo đuổi nghiệp bóng đá hay không. “Năm 20 tuổi, tôi vẫn đang làm phụ xe bus ở Puerto Colombia,” Bacca kể. “Cuộc sống lúc đó rất khó khăn. Nhà tôi rất nghèo, nên tôi phải làm mọi cách để kiếm tiền và đỡ đần cho gia đình”.
Ngay cả khi đã 23 tuổi, Bacca vẫn chưa thể kiếm tiền từ bóng đá. Để có thể trang trải cho cuộc sống, anh phải theo nghề truyền thống của gia đình là ra biển đánh cá. Rất may cho Bacca là sự nghiệp của anh sau đó rẽ sang một hướng khác. Tỏa sáng ở Copa Colombia, anh được đội bóng Bỉ Club Brugge phát hiện và đưa về. Phần còn lại là lịch sử.
CARLOS TEVEZ: BẠN THÂN C/H/Ế/T VÌ M/A/I T/H/Ú/Y
Fuerte Apache, nơi Carlos Tevez được sinh ra và lớn lên, là một khu vực đặc biệt b/ạ/o l/ự/c ở Buenos Aires. Chuyện Tevez phải bước qua những x/á/c c/h/ế/t – kết quả của một cuộc đ/ấ/u s/ú/n/g giữa các băng đảng – trên đường tới trường là rất bình thường. Tevez cũng nói rằng hàng ngày, anh rèn luyện kỹ năng rê dắt của mình bằng cách lạng lách giữa đống kính vỡ và xi-lanh la liệt trên đường.
Với những đứa trẻ ở Fuerte Apache, thường chỉ có hai lựa chọn. Một là cố gắng bằng mọi cách vươn lên – thường thì qua bóng đá, một là gia nhập một băng đảng nào đó. Tevez chọn lối đầu tiên, trong khi bạn thân của anh Dario Coronel, người được đánh giá là còn tài năng hơn cả Tevez, chọn lối còn lại. Kết quả là Dario bập sâu vào m.a t.ú.y trước khi tự k/ế/t l/i/ễ/u đời mình ở tuổi 17.
ALIREZA BEIRANVAND: NGỦ ĐƯỜNG, QUÉT RÁC…
Thủ môn của đội tuyển Iran, người trở nên nổi tiếng sau khi cản phá thành công quả penalty của Ronaldo ở World Cup 2018, sinh ra trong một gia đình du mục. Việc chính của Beiranvand thời nhỏ là chăn gia súc; những lúc rảnh rỗi, anh lại tranh thủ chơi bóng. Nhưng bố anh không thích. Nhiều lần, ông đã xé áo quần và găng tay của Beiranvand.
Để theo đuổi giấc mơ, Beiranvand quyết định bỏ nhà ra đi. Anh bắt xe bus tới Tehran, nơi có nhiều CLB bóng đá. Để có thể tồn tại, Beiranvand đã làm đủ việc, từ quét đường, rửa xe, tới phụ việc trong các xưởng may. Đêm về, Beiranvand lại thu mình vào một góc ở bên ngoài SVĐ. Có những hôm, người ta tưởng Beiranvand là ăn xin nên ném cho anh ít tiền. “Thế là tôi có bữa sáng ngon lành”, Beiranvand nhớ lại.
ANGEL DI MARIA: XÚC THAN ĐỂ MUA GIÀY
Sau khi phải chia tay giấc mơ làm cầu thủ chuyên nghiệp vì chấn thương đầu gối, bố của Angel di Maria phải mưu sinh bằng cách làm công nhân mỏ. Để tăng năng suất và có thêm thu nhập, ông thường bảo cậu con trai tới mỏ phụ xúc và chuyển than. “Mỗi lần về nhà, cả người thằng bé như ngập trong than,” mẹ anh kể lại.
Khoảnh khắc mà Di Maria không bao giờ quên là khi anh có thể mua được đôi giày đầu tiên từ số tiền mà anh kiếm được từ công việc xúc than của mình.
ALEXIS SANCHEZ: RỬA XE VẪN KHÔNG CÓ TIỀN MUA GIÀY
Sanchez sinh ra trong một gia đình nghèo thuộc tỉnh Tocopilla của Chile. Bố anh bỏ đi từ khi anh còn chưa lọt lòng mẹ. Sanchez phải lớn trước tuổi để cùng anh trai Humberto và 2 chị gái Marjorie, Tamara phụ mẹ kiếm tiền. Hồi nhỏ, Sanchez vẫn quen giúp mẹ rửa xe nhặt nhạnh từng đồng.
Nhà Sanchez nghèo tới nỗi anh không có nổi đôi giày để xỏ chân mỗi lần ra sân chơi bóng. Sanchez kể: “Ngay cả khi tôi trở thành cầu thủ quan trọng nhất của đội bóng trẻ của thành phố Arauco thì tôi vẫn đá chân đất. Mẹ tôi đã phải mò tới hội đồng thành phố để xin người ta tài trợ giày cho tôi.
Chỉ đến một hôm vào lúc 10 giờ tối bỗng có người đến tận nhà tặng giày, tôi mới ý thức hết được mẹ đã làm tất cả để tôi có thể theo đuổi giấc mơ chơi bóng”. Từ đó, Sanchez quyết trở thành cầu thủ nổi tiếng và giàu có.
SADIO MANE: BỊ NGĂN CẤM THEO BÓNG ĐÁ
Năm Mane 11 tuổi thì cha qua đời vì bạo bệnh. Cậu bé càng bị ngăn cấm theo đuổi bóng đá. “Mẹ tôi cầm sẵn cây roi mỗi khi tôi đi đá bóng về. Tôi cảm thấy cô độc. Không ai trong nhà hiểu mình. Họ cho rằng tôi đã lãng phí thời gian vào những trận bóng, thay vì cặm cụi học hành để kiếm công việc tốt. Tôi không hiểu tại sao tôi không được sống với giấc mơ của mình”.
Và một quyết định lóe lên trong đầu cậu bé. Một buổi sáng, Mane trốn không đi thu hoạch kê cùng chú ruột. Cậu đã biến mất khỏi làng ở cái tuổi 15. Cậu bé chuẩn bị kỹ lưỡng mọi thứ trong ba-lô ngoại trừ tiền.
Một tuần sau, họ tìm thấy anh đang thử việc ở một CLB ngoại ô Dakar. Cậu bé bị kéo về nhà nhưng không có trận đòn nào cả. Mẹ Mane cuối cùng phải chấp nhận đam mê của con trai. Một thỏa thuận được đưa ra giữa hai mẹ con: Mane được theo đuổi bóng đá nhưng phải đảm bảo việc học văn hóa.
Sau những ngày tháng tập luyện ở Génération Foot, Sadio Mane đến châu Âu đầu quân chO Metz, RB Salzburg, Southampton và giờ là Liverpool.
ROBERTO FIRMINO: TRỐN NHÀ ĐI ĐÁ BÓNG
Tuổi thơ cơ hàn Sinh ra trong gia đình nghèo khó, Firmino và gia đình sống chủ yếu vào việc bán dừa và nước dừa của gia đình. Firmino mê đá bóng. Ngặt nỗi niềm đam mê này vấp phải rào cản là “lệnh giới nghiêm” của mẹ anh. Bà Mariana chỉ cho phép con trai mình ra khỏi nhà khi Firmino theo cha đi bán nước dừa. Còn lại, Firmino phải ở nhà. Do vậy, Firmino phải thức dậy từ rất sớm, tranh thủ mẹ còn đang ngủ để trốn ra khỏi nhà đi đá bóng.
Nguồn: https://bongdaplus.vn/bong-da-cuoc-song/6-tam-guong-vuot-len-nghich-canh-trong-bong-da-3590022203.html